Luật bóng rổ NBA là gì? Cập nhật quy định và cách chơi bóng 2023

Luật bóng rổ - Cách chơi và các quy định về luật chơi NBA 2021

Hướng dẫn và qui luật chơi bóng rổ – Chắc hẳn chúng ta đã từng thấy bóng rổ trên tivi, cũng từng nghe qua môn thi đấu bóng rổ. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ tường tận về bộ môn này. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị thêm kiến thức về bóng rổ để bên cạnh kèo bóng đá còn có thể kiếm thêm bằng kèo bóng rổ nhé Kubet.

Luat bong ro Cach choi va cac quy dinh ve luat choi NBA 2021
Luật bóng rổ – Cách chơi và các quy định về luật chơi NBA 2021

Nội dung bài viết

Bóng rổ là môn thể thao gì?

Hiện nay, bóng rổ là một trong những bộ môn thể thao được giới trẻ thế giới yêu thích nhất. Tại Việt Nam, bóng rổ chỉ đứng sau bóng đá về độ yêu thích. Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ tập trung viết về những thông tin cần kíp trước khi làm quen với bộ môn này nhé. Với mong muốn đem lại những kiến thức về bộ môn giàu tính nghệ thuật và đồng đội này, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về luật chơi bóng rổ cơ bản và mới nhất đang được áp dụng tại các giải đấu bóng rổ chuyên nghiệp hiện nay.

Sau đây là những hình thức thi đấu cũng như luật thi đấu chi tiết đang được áp dụng trong luật bóng rổ NBA và cũng áp dụng cho toàn bộ những trận đấu bóng rổ chuyên nghiệp tại Việt Nam cũng như thế giới.

Lịch sử hình thành môn bóng rổ

Ra đời từ năm 1891, bóng rổ đã nghiễm nhiên trở thành một bộ môn thể thao lâu đời. Người sáng lập ra bộ môn này là Tiến sĩ James Naismith, một nữ giáo viên thể chất của học viện Springfield thuộc Hoa Kỳ. Cô chia sẻ “ Tôi mong muốn có một bộ môn thể thao nào đó không phải tổ chức ngoài trời. Để sinh viên có thể thi đấu ngay cả vào mùa đông (thời đó đa số các môn vận động cuả Mỹ đều phải diễn ra ngoài trời).

Tới năm 1932, liên đoàn bóng rổ quốc tế được thành lập, lấy tên Fédération Internationale de Basket-ball ( FIDB). Bóng rổ được công nhận là một môn thể thao vì những lợi ích về sức khỏe nó đem lại.

Phổ biến nhất ở: Mỹ, Canada, Trung Quốc, Philipin, indonesia… Còn Việt Nam thì đến tận năm 1992 thì bóng rổ mới theo làn sóng phương Tây du nhập vào. Và cho đến hiện nay thì đã phát triển mạnh mẽ

Các hình thức thi đấu trong bóng rổ

Các hình thức thi đấu trong bóng rổ
Các hình thức thi đấu trong bóng rổ

Được chia thành 2 loại hình thi đấu chính

+ Bóng rổ đường phố ( áp dụng luật 3×3). Nghĩa là mỗi đội sẽ có 3 người thi đấu. Thậm chí luật bóng rổ của loại hình này cũng sẽ có chút khác biệt với luật NBA (National Basketball Association) chuẩn

+ Luật chơi bóng rổ chuyên nghiệp, còn được gọi là luật thi đấu bóng rổ NBA chính thông. Đối với những đội tham gia giải đấu NBA chuyên nghiệp thì đội hình mỗi bên bắt buộc phải có 5 người.

Luật bóng rổ cơ bản phần 1 – Các quy định trước trận đấu

Cập nhật luật bóng rổ mới nhất

Như đã trình bày ở trên, một trận đấu bóng rổ tiêu chuẩn sẽ có sự tham gia thi đấu đối kháng của 2 đội khác nhau. Mỗi đội có 5 cầu thủ (cho thi đấu chuyên nghiệp) và 3 cầu thủ (cho thi đấu đường phố).

Các đội sẽ giành chiến thắng bằng cách đưa được nhiều bóng vào rổ của đối phương. Tất nhiên là phải chú trọng đến vấn đề phạm luật, và quan trọng nhất là ngăn không cho đối thủ ném bóng vào rổ của đội mình.

Về kích thước tiêu chuẩn của một sân đấu bóng rổ, và một sân bóng rổ đạt chuẩn thi đâu là gì. Mời các bạn tham khảo tại đây: kích thước sân bóng rổ tiêu chuẩn mới nhất hiện nay.

Quy định về đội bóng tham gia thi đấu

Quy định về đội bóng tham gia thi đấu
Quy định về đội bóng tham gia thi đấu

Một đội bóng rổ được phép bao gồm:

  • Tối đa 11-12 vận động viên trong đó đã tính đội trưởng, cầu thủ dự bị và cầu thủ thi đấu.
  • Mỗi đội bóng chỉ được phép có 1 HLV tham gia thi đấu (HLV có thể mang theo trợ lý)
  • Khu vực ghế ngồi của đội sẽ được phép có tối đa 5 người ngoài đội (bác sĩ, nhân viên xoa bóp,..)

Quy định về thay cầu thủ trong khi thi đấu:

  • Mỗi đội sẽ có 5 vận động viên tham gia. Khi có hiệu lệnh từ HLV thì 5 cầu thủ này có thể trở thành cầu thủ dự bị (nghỉ ngơi lấy sức), 5 cầu thủ khác sẽ ra thay. Ngược lại, cầu thủ dự bị sẽ trở thành cầu thủ thi đấu khi được HLV thay vào sân.
  • Khi muốn hội ý hay thay cầu thủ, HLV phải được sự cho cho phép của trọng tài điều khiển trận đấu. Dù là trong thời gian nghỉ các hiệp thì cũng vẫn phải đệ trình lên trọng tài để được ghi biên bản thay người.

Quy định về trang phục thi đấu theo luật cư bản của bóng rổ

  • Trang phục thi đấu phải là đồng phục (Cùng màu cả phía trước và phía sau, áo bỏ vào quần trong khi thi đấu.) Riêng quần của các vận động viên chỉ cần đồng màu với nhau và đồng màu mặt trước mặt sau, không cần đồng màu với áo
  • Quần trong của các cầu thủ có thể dài hơn quần ngoài nhưng trong khi thi đấu được yêu cầu là phải cùng màu với quần thi đấu.
  • Trên áo phải được đánh số, số trên áo cũng cần có kích cỡ theo quy định:

  • Số sau áo cao tối thiểu 20cm
  • Số trước ngực áo cao tối thiểu 10cm
  • Nét của chữ số trên áo áo cao dày tối thiểu 2cm
  • Các số thi đấu của vận động viên thường là từ 4-15 và các số không trùng nhau. Ở một số giải đấu cho phép sử dụng số đấu có 2 chữ số.

Quy định về những vật dụng được mang theo trong khi thi đấu

  • Luật thi đấu bóng rổ quy định rằng VDV không được mang bất kì vật dụng nào tron danh sách dưới đây:
  • Vật dụng tăng chiều cao, tăng sức bật hay tất cả mọi dụng cụ hỗ trợ, tạo lợi thế trong khi thi đấu đều sẽ được tính là phạm luật

  • Không được phép mang những vật dụng gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến các VDV khác thi đấu (Kể cả kính cận, bông tai, trang sức,…).
  • Những vật dụng cầu thủ có thể đem theo  trong thi đấu bóng rổ:

+  Đồ bảo hộ/ bảo vệ ( vai, cánh tay, đùi, cẳng chân,..) đều có thể được mang theo khi thi đấu. Điều kiện là chúng phải được bao bọc tốt, không rách hoặc có chứa vật nhọn.

+ Đối với các giải bóng rổ nữ, đồ buộc tóc có thể mang theo nhưng không được là các đồ buộc tóc phức tạp, cồng kềnh quá 5cm chiều rộng, không được làm từ cao su hay nhựa cứng

Quy định cho cầu thủ chấn thương trong luật chơi bóng rổ cơ bản

  • Trận đấu sẽ được tạm dừng khi có một cầu thủ trên sân bị chấn thương. Sẽ có 2 trường hợp tạm dừng trận đấu:

  • Khi bóng chết: chỉ tạm dừng trận đấu thông thường
  • Khi bóng sống: Chờ hết đường bóng trọng tài mới thổi còi tạm dừng. Chỉ khi cảm thấy VDV có thể bị chấn thương nặng thì trọng tài mới được dừng ngay (để bảo vệ cầu thủ)

Quy định thay người trong sân đấu

  • Khi có một cầu thủ bị chấn thương và hơn 15s không có dấu hiệu hồi phục. Đội cần phải cử người thay hoặc phải tiếp tục thi đấu với đội hình khuyết người.
  • Bác sĩ có quyền can thiệp ngay khi thấy một cầu thủ chấn thương nặng mà không cần sự cho phép của trọng tài.
  • Theo đúng quy định của luật bóng rổ cơ bản thì khi cầu thủ có vết thương bị rỉ máu chưa cầm được thì không được tham gia tiếp tục thi đấu.
  • Cầu thủ mà HLV đăng kí trước giờ thi đấu bị chấn thương thì vẫn được phép thay một cầu thủ dự bị vào.

Quy định về đội trưởng của đội theo luật chơi bóng rổ

Quy định về đội trưởng của đội theo luật chơi bóng rổ
Quy định về đội trưởng của đội theo luật chơi bóng rổ

  • Chỉ có đội trưởng của đội được quyền giao tiếp trên sân với trọng tài. Nhưng chỉ duy nhất trong trường hợp trận đấu được dừng lại và đồng hồ đếm ngược thời gian dừng tính.
  • Trên sân đấu thì đội trưởng có quyền như một HLV, các thành viên đội phải nghe theo hiệu lệnh tay của đội trưởng.
  • Đội trưởng cũng là người ký vào biên bản thi đấu khi trận đấu kết thúc, cũng có quyền khiếu nại lên trọng tài nếu thấy kết quả của trận đấu là không đúng.Sau trận đấu, đội trưởng có quyền khiếu nại lên trọng tài nếu thấy kết quả của trận đấu là không khách quan. Đội trưởng sẽ là người khi trận đấu kết thúc.

Quy định về quyền hạn của ban Huấn luyện và HLV một đội bóng

  • HLV cần phải gửi danh sách các cầu thủ tham gia (5 cầu thủ thi đấu đầu tiên + cầu thủ ngồi dự bị) tầm 20p trước khi trận dấu diễn ra. Các cầu thủ có tên trong danh sách mới được phép thi đấu, và họ có quyền đến muộn hơn thời gian trận đấu bắt đầu.
  • Huấn  luyện viên cần phải điểm lại số áo đấu của các cầu thủ đã trùng với danh sách đã đăng kí hay chưa. Cũng phải điểm lại 5 VDV thi đấu đầu tiên đã có mặt hay chưa trước khi trận đấu diễn ra tầm 10p.
  • HLV cùng trợ lý sẽ ngồi tại khu vực hàng ghế của đội trong suốt thời gian diễn ra trận đấu. Họ cũng chỉ được lấy kết quả trận đấu khi đồng hồ tính thời gian cùng trận đấu đã ngừng.
  • Chỉ duy có HLV được đứng để chỉ đạo các cầu thủ (bằng lời nói) trong quá trình đấu.
  • Chỉ khi HLV không thể tiếp tục chỉ đạo thì trợ lý của HLV mới được quyền thay thế. Đội trưởng cũng có thể thay thế huấn luyện viên trong mọi hoạt động của đội.

Quy định chuẩn về hiệp đấu và thời gian thi đấu

  • Thời gian quy định của một trận đấu bóng rổ:
  • Sẽ có 4 hiệp đấu được diễn ra, mỗi hiệp kéo dài 10 phút
  • Thời gian nghỉ giữa các hiệp là 2p, kể cả hiệp phụ. Riêng hiệp 2 và hiệp 3 được nghỉ 15p
  • Thời gian chuẩn bị trước trận: 20p
  • Hiệp phụ sẽ diễn ra nếu sau 4 trận đấu mà tỉ số vẫn không phân định được thắng thua. Thời gian của mỗi hiệp phụ là 5 phút.
  • Nếu có lỗi vi phạm bị trọng tài phát hiện ngay vừa lúc có tín hiệu hết thời gian thì đấu. Thì sẽ ném quả phạt sau thời gian thi đấu.

Quy định về bắt đầu và kết thúc trận, hiệp đấu

  • Khi có một cầu thủ chạm bóng, hiệp đấu bắt đầu.
  • Vẫn có thể thi đấu khuyết đội hình (không đủ 5 người)
  • 2 đội có thể khởi động tại chỗ trước hiệp 1 và hiệp 3.
  • 2 đội phải đổi khu vực sân đấu cho nhau ở hiệp 3
  • Không đổi khu vực đấu nữa nếu có hiệp phụ diễn ra.
  • Thời gian của mỗi hiệp đấu kết thúc khi có âm thanh báo kết thúc trận. Không kể hiệp phụ hay hiệp chính.

Quy định về trạng thái bóng trong luật chơi bóng rổ NBA

Có 2 trạng thái bóng trong thi đấu bóng rổ

  • Bóng sống:
    • Khi diễn ra trận đấu, các cầu thủ tranh bóng theo đúng quy định trong luật bóng rổ
    • Khi cầu thủ đang thực hiện ném phạt
    • khi cầu thủ được trao bóng để thực hiện quả ném biên
  • Bóng chết:
    • Khi cầu thủ ném bóng thành công hoặc khi quả ném phạt được thực hiện xong.
    • Khi trọng tài thổi còi cho dừng trận đấu vì bất kì lý do gì đó
    • Khi đồng hồ lớn phát tín hiệu hiệp đấu kết thúc.
    • Khi đồng hồ 24 giây phát tín hiệu.
    • Khi có cầu thủ phạm luật và trọng tài thổi còi cho dừng trận đấu.
Quy định về trạng thái bóng trong luật chơi bóng rổ NBA
Quy định về trạng thái bóng trong luật chơi bóng rổ NBA

Các tình huống tranh bóng theo luật chơi bóng rổ mới nhất

  • Tình huống nhảy tranh bóng đầu tiên: Là khi trọng tài tung bóng tại khu vực giữa sân cho 2 đội tranh quyền kiểm soát bóng. Lưu ý: trong quá trình trọng tài tung bóng lên, không cầu thủ nào được di chuyển khỏi vị trí trước. Chỉ khi một cầu thủ bất kì chạm vào bóng thì tất cả mới được phép di chuyển. Và cầu thủ nhảy lên tranh bóng không được phép chạm vào phần vạch sân của đội bạn.
  • Tình huống giữ bóng: Là khi có cầu thủ đang tâng bóng, khống chế bóng không cho đối thủ giành được.

Quy định về nhảy tranh bóng trong bóng rổ sẽ được xem xét chỉ khi

  • Cả hai đội cùng giữ chặt bóng.
  • Bóng bật ra ngoài biên nhưng trọng tài không phân định được ai là người chạm vào bóng cuối cùng.
  • VĐV ném quả bóng phạt nhưng phạm lỗi.
  • Khi đang thi đấu nhưng trái bóng bị đậu trên giá không rơi xuống nhưng cũng không lọt lưới (Trừ trường hợp ném bóng phạt)
  • Không đội nào giành được quyền kiểm soát bóng và bóng chết.

Luật chơi bóng rổ NBA(trong quá trình trận đấu diễn ra)

  • Nếu trong bóng đá các cầu thủ chỉ được dùng chân, ngực đầu chạm bóng. Thì trong bóng rổ cũng có quy định các cầu thủ chỉ được dùng tay để xử lý bóng (cầm bóng, chuyền bóng, lăn bóng, tâng bóng…)
  • Bất kì bộ phận nào khác của cơ thể chạm vào bóng (chân, vai, ngực, đầu,…) đều bị tính là vi phạm luật khống chế bóng. Tất nhiên những trường hợp vô tình chạm vào sẽ không bị bắt.
  • Nếu cầu thủ bóng rổ nào tác động vào trái bóng từ dưới lên (giống phát bóng trong bóng chuyền), vẫn sẽ bị tính là phạm luật bóng rổ.

Quy định quyền kiểm soát bóng khi thi đấu bóng rổ

  • Một trong hai đội đang dẫn, cầm hoặc chuyền bóng được gọi là đội kiểm soát bóng.
  • Đội mất quyền kiểm soát bóng là khi để đối thủ giành được bóng và kiểm soát bóng.
  • Bóng chết khi không thuộc quyền kiểm soát của bên nào.

Quy định ném bóng vào rổ trong thi đấu

  • Phải là một cầu thủ đang có quyền kiểm soát bóng.
  • Động tác ném kết thúc khi bóng rời tay người ném, hoặc động tác úp rổ kết thúc khi chân người nhảy chạm đất.

Cách tính điểm trong môn bóng rổ

  • Một đội được tính điểm khi cầu thủ của mình ném quả bóng lọt từ phía trên rổ đối phương xuống.
  • Các pha ném bóng vào rổ thành công sẽ dựa vào đây mà tính điểm:
  • Ném phạt vào rổ được 1 điểm
  • Ném vào rổ trong khu vực 2 điểm sẽ được tính 2 điểm.
  • Đứng ngoài khi vực 2 điểm ném vào rổ sẽ được tính 3 điểm.
  • Khi ném phạt bóng chưa vào rổ ngay nhưng có một cầu thủ tác động tiếp vào bóng và ghi điểm thì được tính 2 điểm.
  • Vô tình ném bóng vào rổ đội nhà thì 2 điểm vẫn sẽ được tính cho đối phương.
  • Cố ý ném bóng vào rổ đội nhà thì không tính điểm
  • Ném bóng từ phía dưới rổ lên sẽ bị tính phạm luật thi đấu bóng rổ.

Quy định về luật hội ý trong bóng rổ

Trong khi thi đấu, HLV hoặc trợ lý của HLV có quyền yêu cầu được dừng việc thi đấu (để chỉ đạo chiến thuật mới cho đội). Trong đó, có những quy định sau:

  • Được 1 phút cho mỗi lần hội ý, k được lố.
  • Chỉ được dừng trận hội ý khi bóng chết. Và phải được phép của trọng tài. Khi hội ý thì đồng hồ sẽ ngừng.
  • Thông thường, sau khi có 1 quả ném bóng thành công vào rổ thì đội ghi điểm là đội có cơ hội để xin hội ý.
  • Tổng thời gian hiệp 1 và hiệp 2, mỗi đội chỉ được phép hội ý 2 lần.
  • Tổng thời gian thi đấu hiệp 3 và 4, mỗi đội sẽ có quyền xin hội ý 3 lần.
  • Mỗi hiệp phụ được xin hội ý 1 lần.
  • Không được phép cộng dồn số lần hội ý vào hiệp sau nếu không dùng hết quyền hội ý.
Cách tính điểm trong môn bóng rổ
Cách tính điểm trong môn bóng rổ

Quy định về thay người trong trận đấu

  • Mỗi lần thay người, các đội có thể thay một hay nhiều cầu thủ.
  • Chỉ khi bóng chết và đồng hồ thi đấu dừng lại thì đội mới được thay người.
  • Phải được sự đồng ý của trọng tài trận đấu (xin phép trước)
  • Cầu thủ chuẩn bị thay sẽ đứng ngoài đường biên cho tới khi trọng tài cho phép vào thay người mới được vào sân.
  • Cầu thủ được thay phải đi thẳng về hàng ghế khu vực của đội nhà, không được đi lung tung.
  • Quá trình thay người phải được diễn ra thật nhanh trong 30s. Tương tự khi cầu thủ bị truất quyền thi đấu.
  • Chỉ được thay cầu thủ ném phạt khi:
  • Cầu thủ đó bị chấn thương không thể thi đấu ngay được
  • Cầu thủ đó bị phạt hay truất quyền thi đấu.
  • Không được thay người trong thời gian thực hiện ném phạt (Dù trước hay sau khi quả ném phạt được thực hiện xong)

Quy định về các tình huống bị xử thua trong thi đấu

  • Khi một đội bóng phạm vào những lỗi sau sẽ bị xử thua:
    • Chưa có đủ 5 thành viên trên sân khi trận đấu diễn ra thì đội đó bị tính thua cuộc.
    • Đội có hành vi cản trở trận đấu diễn ra.
  • Khi đội bị xử thua, sẽ được kết trận đấu với số điểm 20-0 được ghi vào biên bản trận đấu.
  • Khi một đội có số cầu thủ thi đấu ít hơn tối thiểu 2 người sẽ bị xử thua cuộc.
  • Số điểm xử thua chỉ được áp dụng tại một lượt đấu đó mà thôi (trường hợp trận có lượt đi lượt về).

Quy định về bắt lỗi trong thi đấu bóng rổ

  1. Khi cầu thủ và bóng ở ngoài biên:

  • Phần cơ thể bất kì của cầu thủ tiếp xúc phần biên ngoài đều bị tính vi phạm.
  • Bóng chạm tay cầu thủ nào trước khi ra ngoài biên thì quyền kiểm soát bóng rơi vào tay đội đối phương.

  1. Luật 3 giây trong bóng rổ

  • Khu vực giới hạn ở gần rổ hay còn gọi là khu vực 3 giây. Một cầu thủ tấn công không được di  chuyển trong khu vực giới hạn liên tục quá 3s.
  • Cầu thủ chỉ được phép dẫn bóng ném rổ khi chưa có mặt đủ 3s trong khu vực giới hạn của đối phương.
  • Ngoài ra trong bóng rổ còn có một luật gọi là luật 5 giây. Khi một cầu thủ bị đối thủ kèm sát ( khoảng 1m) qua 5s thì phải ném rổ hoặc chuyền bóng

  1. Luật 8 giây trong bóng rổ

Luật thì đấu bóng rổ có một mục ghi rõ luật thi đấu 8s được áp dụng trong những trường hợp:

  • Thời gian kiểm soát bóng trong phần sân đội nhà không được quá 8s.
  • Tình huống 2 đội nhảy lên tranh bóng.
  • 8s cũng sẽ được áp dụng tính trong ném phát bóng (thuộc sân sau đội nhà) khi:
    • Bóng ra biên từ tay đối phương
    • Có cầu thủ chấn thương được trọng tài ra hiệu dừng trận
    • Có lỗi kép

  1. Luật 24 giây trong luật chơi bóng rổ

  • Từ khi cầu thủ của đội bất kì giành được bóng đến khi đội đó ném bóng vào rổ đối phương phải trong khoảng 24 giây.
  • Luật 24 giây trong bóng rổ được tính trong những trường hợp cụ thể:
    • Kể từ lúc đội giành được quyền kiểm soát bóng đến khi bóng chạm vào vòng rổ hoặc lọt vào trong rổ thì đồng hồ 24 giây mới được dừng lại.
    • Trường hợp hi hữu khi bóng đã rời tay người ném nhưng đồng hồ 24s vang lên. Thì bóng vào rổ (hoặc chạm thành rổ) thì xem như xí xóa, không phạm luật 24s.
    • Tuy nhiên, nếu bóng chỉ chạm vào bảng rổ mà không lọt lưới hoặc chạm vành rổ sẽ bị tính phạm luật 24s. Trong trường hợp này nếu đối phương giành quyền kiểm soát bóng thì phạm luật 24s của đội sẽ được xí xóa.

Quy định về va chạm trong thi đấu bóng rổ

  • Người ta thường hay biết đến luật này theo cái tên “nguyên tắc hình trụ”. Có nghĩa là một cầu thủ được phép di chuyển bóng trong khoảng không gian bao quanh họ ( lấy cơ thể người kiểm soát bóng làm trụ, họ có thể di chuyển bóng đằng trước mặt, sau lưng, sau mông, mép ngoài cánh tay, tâng bóng luồn qua chân,..). Và được phép bật nhảy ném bóng
  • Không cầu thủ đối phương nào được phép cản trở không đúng luật (chạm vào bất kì bộ phận nào của đối phương để cướp bóng ).
  • Đối với cầu thủ phòng ngự thì được phép đứng tại chỗ, bật nhảy hoặc di chuyển sang bên cạnh, phía sau để giữ vị trí của mình theo luật.
Quy định về va chạm trong thi đấu bóng rổ
Quy định về va chạm trong thi đấu bóng rổ

Ý thức thi đấu – Các trường hơp bắt lỗi

  • Bóng rổ cũng là một môn thể thao, vì thế tinh thần thể thao nhất thiết phải được xem trọng.
  • Dù là cầu thủ, huấn luyện viên hay trong tài phạm những lỗi ý thức (lời lẽ và hành động phản cảm trên sân đấu,…) đều phạm vào ý thức thi đấu của cầu thủ.
  • Khi phát hiện ra cầu thủ có những tiểu xảo nhằm ngăn cản hoặc gây thương tích cho đối phương.
  • Khi VDV hoặc HLV vì phản đối quyết định của trọng tài mà có những lời lẽ, hành động gay gắt không đúng mực.
  • Đặc biệt phạt nặng khi cầu thủ hay ban HLV của 2 đội đánh nhau trên sân đấu.

Kết

Sau 2 phần hướng dẫn của chúng tôi, hy vọng các bạn sẽ phần nào nắm rõ hơn được luật chơi bóng rổ NBA.
Để có thể tự tin chơi được kèo bóng rổ, mời các bạn xem tiếp bài hướng dẫn Cách chơi kèo bóng rổ tại đây nhé.

Đánh giá post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *